Bảo tồn Lợn_Kiềng_Sắt

Lưu giữ

Trước nguy cơ tuyệt chủng các loại giống cây trồng, vật nuôi bản địa, tỉnh Quảng Ngãi quyết định chọn bốn loại giống cây trồng, vật nuôi bản địa, gồm: lợn Kiềng Sắt, gà H’re (còn gọi là gà Re), quế Trà Bồng và tỏi Lý Sơn để lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen mang những đặc điểm duy truyền quý, bảo vệ đa dạng sinh học[5][6]. Trước nguy cơ bị xóa sổ nên từ năm 2013 đến năm 2015, cán bộ Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học (Sở KHCN Quảng Ngãi) đã lặn lội vào tận các bản làng vùng sâu ở nhiều huyện miền núi, như: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng tìm chọn được 40 con, có trọng lượng từ 7–9 kg/con và đưa về nuôi bảo tồn ở tại xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành.

Hiện nay có một cơ số lợn kiềng sắt đang được nuôi bảo tồn tại Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học Quảng Ngãi, tuyển chọn và lưu giữ giống lợn bản địalợn Kiềng Sắt, chăn nuôi lợn trên nền chuồng bằng đệm lót sinh học[10]. Đến nay, số lượng lợn kiềng sắt tại Trại nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học đã phát triển lên trên 200 con lớn nhỏ. Và đến thời điểm này, đây là nơi sở hữu giống lợn kiềng sắt đạt chuẩn lớn nhất ở Quảng Ngãi. Ngoài duy trì 50 con có tiêu chuẩn tốt nhất được nuôi để bảo tồn, số còn lại được trại nuôi để bán giống, thịt cho nhu cầu, với giá đối với lợn trưởng thành là 100.000 đồng/kg hơi và 150.000 đồng/kg con giống, đắt hơn gấp 2 lần so với lợn bình thường[2]

Việc tìm kiếm tuyển chọn rất khó khăn. Suốt hơn 2 năm liền, ở trung tâm phải lặn lội khắp 6 huyện miền núi trong tỉnh mới tìm được 40 con heo Kiềng Sắt, trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật của trung tâm theo dõi, ghi chép tỉ mỉ sự phát triển, sinh sản của số heo Kiềng Sắt đã tìm được để từ đó loại thải, tuyển chọn những con thuần chủng. Đến nay, tại Trung tâm đang chăm sóc 50 cá thể heo Kiềng Sắt thuần chủng, trong đó có năm con đực và 45 con cái[6]. Thông qua việc bảo tồn các cá thể heo Kiềng Sắt bản địa nhằm lưu giữ nguồn gen quí nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu bảo tồn nguồn heo bản địa, Quảng Ngãi đang xúc tiến việc lai tạo heo Kiềng Sắt thương phẩm cung ứng giống cho người dân ở các vùng núi và các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn để phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, tạo sản phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm[6].

Nghiên cứu

Đã có nghiên cứu phát triển các giống lợn bản địa cho hệ thống chăn nuôi trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài đã triển khai xây dựng 3 mô hình tại 3 vùng sinh thái khác nhau tại hộ ở thôn Hoà Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành với quy mô chuồng trại lên 1.000 m2; tại thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành và thôn 1, xã Long Hiệp, huyện Minh Long. Với mục đích nghiên cứu, bảo tồn và nhân rộng lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm duy trì sự đa dạng sinh học vật nuôi, đồng thời tăng cường sử dụng tiềm năng của địa phương để phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn phù hơp với điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồi núi, tạo sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng của xã hội

Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu phát triển các giống lợn bản địa cho hệ thống chăn nuôi trong các trang trại kết hợp ở vùng trung du và đồi núi nhằm sản xuất thịt lợn chất lượng cao và an toàn phục vụ thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu chủ yếu như điều tra thực trạng của lợn Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của lợn Kiềng Sắt được nuôi trong điều kiện trang trại kết hợp ở vùng núi của tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt của lợn Kiềng Sắt; nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt của lợn lai giữa lợn bản địa ở Quảng Ngãi với lợn rừng.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lợn_Kiềng_Sắt http://danviet.vn/nha-nong/vao-ban-sau-tim-lon-kie... http://dspace.hui.edu.vn:8080/dspace/handle/123456... http://www.thuvienso.edu.vn/bao-cao-nghien-cuu-kho... http://conganyenbai.gov.vn/CAYB/Khoa-hoc/18294/ http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGvJGreC... http://www.quangngai.gov.vn/vi/sokhcn/Pages/qnp-ke... http://nongnghiep.vn/quang-ngai-phat-trien-giong-l... http://hoinongdanquangngai.org.vn/phat-trien-nong-... http://www.quangngaitv.vn/index.php?option=com_con... http://thanhnien.vn/doi-song/heo-kieng-sat-ga-re-q...